Chứng minh tài chính là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thị thực du lịch, du học đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Vậy chứng minh tài chính là gì? Chứng minh tài chính như thế nào để có tỷ lệ đậu visa cao nhất?
Chứng minh tài chính (Financial Proofing hay Demonstrate Financial Capability) trong hồ sơ xin visa có thể xem là một bằng chứng mà bạn cung cấp cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán của nước bạn xin nhập cảnh thấy được mình có khả năng tài chính đủ để thực hiện mục đích như trong tờ khai visa (du lịch, thăm thân, du học, công tác, khám chữa bệnh…).
Xa hơn, một hồ sơ chứng minh tài chính đủ mạnh còn giúp khẳng định sự ràng buộc của người nộp hồ sơ xin visa với Việt Nam, là bằng chứng “hùng hồn” nhất để thuyết phục nhân viên Lãnh sự rằng bạn chắc chắn sẽ quay về sau chuyến đi mà không trốn lại làm việc bất hợp pháp.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý thêm là đối với visa du học, một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh nguồn gốc tài sản, sổ tiết kiệm mà mình sở hữu, hay còn gọi là chứng minh thu nhập.
Sở dĩ Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển yêu cầu những người xin nhập cảnh chứng minh tài chính là để hạn chế vấn đề nhập cư, cư trú, làm việc bất hợp pháp sau chuyến đi, vì hiện nay có rất nhiều trường hợp xin visa sang để du lịch, du học rồi sau đó trốn ở lại định cư bất hợp pháp và làm việc để có thu nhập cao hơn ở Việt Nam.
Một số lưu ý trong hồ sơ chứng minh tài chính:
Một hồ sơ chứng minh tài chính khi xin visa đi các nước sẽ gồm hai phần rõ ràng: Sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập (chứng minh nguồn gốc sổ tiết kiệm và các tài sản khác nếu có).
Vì sao phải có đầy đủ hai phần này. Lý do là vì sổ tiết kiệm sẽ giúp bạn chi trả các chi phí của chuyến đi và các vấn đề phát sinh (nếu có), trong khi đó phần chứng minh thu nhập chính giúp Đại sứ quán/Lãnh sự quán “kiểm chứng” được rằng số tiền bạn sở hữu là hợp pháp.
Sổ tiết kiệm là giấy tờ bắt buộc trong mọi hồ sơ xin visa du lịch, du học. Bên cạnh sổ tiết kiệm thì bạn cũng có thể thay bằng giấy xác nhận số dư từ ngân hàng. Số tiền trong sổ tiết kiệm cao hay thấp, thời gian mở sổ trước bao lâu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của Chính phủ quốc gia mà bạn xin thị thực cũng như mục đích cụ thể của chuyến đi.
Ví dụ: Xin visa đi Mỹ sẽ yêu cầu một sổ tiết kiệm có nhiều tiền hơn so với đi Úc; xin visa du học sẽ cần nhiều chi phí hơn đi du lịch.
Lưu ý: Hiện nay, có nhiều trường hợp vay mượn tiền mở sổ tiết kiệm, lấy xác nhận số dư để nộp hồ sơ xin visa rồi tất toán ngay.
Thực tế là cũng có những người thành công với cách này, tuy nhiên hiện nay, các Đại sứ quán/ Lãnh sự quán đã ngày càng gắt gao hơn, họ có thể đòi hỏi được xem sổ tiết kiệm gốc hoặc yêu cầu nộp thêm giấy xác nhận số dư thời điểm hiện tại.
Lúc này, bạn không còn sổ tiết kiệm gốc để đối chiếu thì khả năng trượt của bạn gần như là 100%. Do đó, chúng tôi lưu ý bạn tốt nhất là nên duy trì sổ tiết kiệm qua thời điểm nộp hồ sơ xin visa, đi phỏng vấn để đảm bảo tỷ lệ được nhận visa cao nhất.
Vậy các nguồn chứng minh thu nhập nào được xem là hợp lệ trong hồ sơ chứng minh tài chính?
Để hồ sơ chứng minh tài chính thuyết phục nhất với nhân viên Lãnh sự, bạn nên nộp đầy đủ các giấy tờ sau:
Như đã nói ở trên, sổ tiết kiệm là điều kiện bắt buộc đầu tiên và quan trọng nhất trong hồ sơ chứng minh tài chính xin visa. Một sổ tiết kiệm với số tiền đủ lớn và chứng minh được nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp nâng cao khả năng đậu visa của bạn.
Bên cạnh sổ tiết kiệm, bạn có thể được yêu cầu nộp thêm những chứng từ liên quan đến tài khoản ngân hàng như giấy xác nhận số dư thời điểm gần nhất. Cũng dễ hiểu thôi vì tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng một cách linh hoạt và dễ dàng hơn số tiền trong tài khoản tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh được mình có đủ chi phí để chi trả cho toàn bộ chuyến đi mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Ngoài sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, một số Lãnh sự còn yêu cầu bạn phải chứng minh cả nguồn gốc thu nhập bao gồm lương và các khoản thu khác (nếu có). Điều này có nghĩa là số tiền trong sổ tiết kiệm và tài khoản của bạn càng cao, thì bạn càng cần phải chứng minh cụ thể nguồn gốc của số tiền đó. Nếu không, bạn sẽ bị nhân viên Lãnh sự nghi ngờ là khai man, làm giả giấy tờ…
Hãy nhớ: Một công việc ổn định với mức thu nhập cao cũng chính là một mối ràng buộc của bạn với Việt Nam, và hạn chế tối đa việc bạn trốn lại định cư bất hợp pháp.
Một hồ sơ tài chính “ổn định” trong một thời gian dài sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn khi xin visa. Còn nếu bạn sở hữu một tình hình tài chính lên xuống thất thường, khi thì quá nhiều, lúc lại quá ít thì hồ sơ cũng bị đánh giá không tốt. Để khắc phục, bạn nên cung cấp các bản sao kê sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng từ 3 đến 6 tháng gần nhất trong bộ hồ sơ xin visa.
Những thông tin trên đây cơ bản giúp bạn hiểu về Chứng minh tài chính du học. Dẫ vậy, đây vẫn là một vấn đề khó, lời khuyên là hãy nhờ các trung tâm tư vấn du học có u kinh nghiệm. Đừng ngần ngại liên hệ với Du học New Ocean bạn nhé!