“Nên du học Ba Lan hay du học Hà Lan” là câu hỏi hỏi của đa số quý phụ huynh, các bạn học sinh và sinh viên bởi môi trường giáo dục và sinh hoạt tương đối giống nhau. New Ocean đã tổng hợp và so sánh du học Ba Lan và Hà Lan bằng nhiều điều kiện khác nhau. Đây sẽ là bản nhìn tổng quát nhất để các bạn du học sinh tương lai lựa chọn địa điểm phù hợp cho mình.
So sánh du học Ba Lan và du học Hà Lan
+ Về địa lý
Là một nước nhỏ diện tích hơn 41 nghìn km2 dân số 17 triệu người nhưng Hà Lan đứng ở vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Quốc gia Tốt nhất cho Giáo dục của US News and World Report năm 2018 [1]. Có khoảng 3, 5 triệu học sinh – sinh viên học tập ở hơn 8.700 ngôi trường hàng ngày. Chương trình giáo dục được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan nhưng cũng có nhiều trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
Nơi đây, người ta xây dựng hàng ngàn km đường dành riêng cho những người thích khám phá thiên nhiên theo hành trình xe đạp. Dọc theo những con đường này, bạn có thể say ngắm thiên nhiên, thả hồn theo những cánh đồng hoa tulip, dạ hương và hoa thuỷ tiên bạt ngàn.
Còn về đất nước Ba Lan là một quốc gia nằm ở Trung Âu, tiếp giáp với Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic. Địa hình Ba Lan gồm hầu như toàn bộ vùng đất thấp của Đồn bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình khoảng 173m trên mực nước biển; chỉ riêng điểm cao nhất là dãy núi Carpathia tạo thành biên giới phía Nam. Ba Lan có mật độ rừng lớn thứ 4 Châu Âu cùng nhiều con sông lớn chảy ngang như Wisla, Odra, Warta.
Với lịch sử 1,000 năm, văn hóa Ba Lan là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn tại Châu Âu, thể hiện rõ nét trên kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này. Ba Lan cũng được coi là một dân tộc đồng nhất trên thế giới với 96.7% dân cư là người gốc Ba Lan. Do đó, nơi đây không có dấu hiệu của việc phân biệt chủng tộc, tôn giáo và duy trì ở mức độ cao về bình đẳng giới cùng phong trào thúc đẩy hòa bình. Người dân Ba Lan có truyền thống hiếu khách với người nước ngoài, chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác.
+ Về môi trường
Nói chung phần lớn du học sinh hài lòng về cuộc sống của mình ở Hà lan. Người dân ở đây rất thân thiện, hòa đồng. Một điều thuận lợi ở đây là 90% dân Hà Lan biết nói Tiếng Anh (đặc biệt là giới trẻ). Tất nhiên họ chỉ sử dụng Tiếng Anh trong những trường hợp cần thiết (ví dụ: với khách du lịch và sinh viên quốc tế), bởi vì họ có ngôn ngữ riêng của họ.
Sự khác biệt ở đây nếu bạn theo học ở Ba Lan thì cũng nên học một chút tiếng Ba Lan khi sang đây để thuận tiện hơn cho việc nói chuyện vì người dân Ba Lan cảm thấy như vậy hòa đồng hơn và bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn. Theo thống kê của Safe Around – một tổ chức cung cấp các thông tin về độ an toàn cho các du khách trên toàn thế giới vì chính phủ Ba Lan là một quốc gia trung lập từ kinh tế, chính trị đến quân sự từ năm 1986, do đó đây là nước xếp thứ 17 an toàn nhất thế giới.
+ Về giáo dục, học tập
Một trong những điều làm nên chất lượng giáo dục cảu Hà Lan đó là tự do. Nhà trường có thể quyết định giảng dạy cái gì và giảng dạy như thế nào. Tất nhiên chính phủ cũng có những quy định về số giờ học tập mỗi năm, mục tiêu thi cử. Giáo dục của Hà Lan được quản lý bởi Bộ Giáo dục, Văn Hóa và Khoa học (Ministerie van Onderwijs, Cultuur en Wetenschap). Nền giáo dục Hà Lan được xếp hạng trong Top 10 của thế giới khi vinh dự có 8 trường Đại học nằm trong top 1% và 12 trường nằm trong top 2% trường đại học hàng đầu toàn cầu. Nếu đã biết đến nền giáo dục Hà Lan thì chúng ta không thể không kể đến những cái tên như: Đại học Amsterdam, Wageningen, Leiden, Utrecht, Erasmus Rotterdam, Groningen, Maastricht, Đại học Công nghệ Delft.
Ngoài ra, có hai ngành học rất nổi tiếng đang được du học sinh quốc tế chọn khi du học Hà Lan đó là ngành Logistics (Ngành Quản lý chuỗi cung ứng) và Creative Industry (Ngành Công nghiệp sáng tạo).
Việc làm: So với những nước khác, vấn đề xin việc làm của sinh viên quốc tế ở Hà Lan rất khó vì đa số họ đều yêu cầu khả năng giao tiếp bằng tiếng Hà lan. Đa phần sinh viên ở đây xin được công việc lau dọn là chính, hoặc là họ phải đi đến những thành phố lớn khác để xin việc làm (như Amsterdam, Groningen, v.v).
Hệ thống giáo dục Ba Lan có truyền thống khoảng 650 năm với sự kế thừa kinh nghiệm giảng dạy từ những thế hệ trước cùng sự chuyên nghiệp và đổi mới. Giảng viên tại các trường đều là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng yêu cầu công việc trên thị trường toàn cầu. Các trường đại học của Ba Lan được xếp hạng vào top 500 các trường đại học có chất lượng tốt nhất trên thế giới, đặc biệt có những trường lâu đời và danh tiếng như Đại học Jagiellonia (thành lập năm 1364, xếp hạng 460 Thế giới), đại học Kozminski (Xếp hạng 15 thế giới về đào tạo Tài chính), Đại học tổng hợp Warsaw (thành lập năm 1816, xếp hạng 500 Thế giới)…;
Cũng giống như Hà Lan, vấn đề xin việc làm ở đây cũng cực kì khó khăn. Để có thể tìm việc làm thêm tại Ba Lan, sinh viên sẽ cần phải xin giấy phép lao động (work permit), trừ trường hợp chương trình làm việc, thực tập nằm trong chương trình học của sinh viên. Nếu xin được study permit, sinh viên có thể đi làm thêm trong suốt quá trình học tập với các công việc cơ bản như phụ bếp, trông cửa hàng, bồi bàn tại quán cafe/ nhà hàng,…
+ Về chi phí du học
Biết về chi phí du học Hà Lan là một bước quan trọng trong việc quyết định liệu địa điểm này có phù hợp với các mục tiêu lâu dài của bạn hay không. Học phí trung bình để học một chương trình Đại học tại Hà Lan dao động từ 7.000 – 15.000 EUR/năm, trong khi học phí cho chương trình thạc sĩ là từ 8.000 – 20.000 EUR/năm. Tuy nhiên, với CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG HÀ LAN “HOLLAND SCHOLARSHIP” 2018-2019 sẽ hỗ trợ các bạn một khoản chi phí vô cùng lớn cho cuộc sống học tập và sinh hoạt của mình.
Có thể dễ dàng nhận thấy, chi phí du học Ba Lan rẻ hơn rất nhiều so với du học ở Hà Lan. Ba Lan là quốc gia có chi phí học tập vô cùng hợp lý, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác tại Châu Âu. Học phí các khóa học tại đây chỉ khoảng 3,000 – 5,000 EUR/năm. Điều kiện nhập học tại các trường Đại học cũng không quá cao, tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên quốc tế theo học.
+ Môi trường sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt cũng là một trong những khoản chi phí du học Hà Lan lớn nhất. Các chi phí hàng ngày của sinh viên bao gồm ăn uống, đi lại, tài liệu, quần áo và các hoạt động giải trí. Tất nhiên, bạn cũng cần phải tính đến chi phí thuê nhà và bảo hiểm nữa. Sinh viên học tập và sinh sống ở Hà Lan tốn khoảng 800 – 1.100 EUR/tháng.
Kinh nghiệm cho thấy để sống ở Hà Lan trong một năm, một sinh viên nước ngoài cần khoảng 600-800 USD/ tháng. Số tiền này nhằm trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, tiền đăng ký và học phí. Chỉ có công dân EU được phép làm việc khi đang học. Trong một số trường hợp, sinh viên từ các nước EU có thể được hưởng học bổng hoặc tiền hoàn trả học phí. Tuy nhiên, sinh viên không có thời gian vừa học vừa làm. Các trường không có quỹ để hỗ trợ sinh viên.
Mặc dầu sự khác biệt giữa những mức thu nhập ở Hà Lan là rất nhỏ, hầu hết sinh viên sống ở bậc cuối cùng của thang kinh tế. Nếu bạn có một mức thu nhập sinh viên trung bình – từ học bổng – bạn sẽ nhận thấy rằng 1/3 số tiền dành cho việc thuê nhà, và thức ăn chiếm 1/3. Ngoài ra còn các chi phí khác như nhà ở, ăn uống, đi lại…
Còn về chi phí sinh hoạt tại Ba Lan thì trung bình mỗi du học sinh tại Ba Lan sẽ cần khoảng 300 – 500 EUR/tháng cho chi phí sinh hoạt. Du học sinh tại Ba Lan có thể ở tại kí túc xá, thuê phòng ở riêng hoặc ở chung với bạn bè. Thông thường, kí túc xá là loại hình nhà ở có chi phí thấp nhất (~ 130 – 160 EUR/tháng). Chi phí thuê phòng ở chung cho các sinh viên sẽ khoảng 180 – 200 EUR/tháng và phòng riêng là 300 – 400 EUR/tháng.
Trên đây là so sánh giữa du học Ba Lan và du học Hà Lan để quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên sẽ tìm hiểu, lựa chọn điểm đến phù hợp với mình. Tựu chung lại, mỗi quốc gia, mỗi đất nước đều có đặc điểm nổi bật riêng. Dù các bạn du học nước nào, châu lục nào cũng đều thể hiện được ước muốn du học của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc về du học Ba Lan và du học Hà Lan, hãy liên hệ với New Ocean để có những thông tin hữu ích nhé!