Theo thống kê của trang Studyinpoland, số lượng sinh viên quốc tế du học Ba Lan tăng 7 lần, lên đến khoảng 66,000 sinh viên, từ năm 2005 – 2018. Những lý do dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể bỏ qua đất nước Ba Lan dành cho sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Hãy bắt đầu đăng kí nộp hồ sơ du học Ba Lan ngay hôm nay để kịp chuẩn bị cho kì nhập học T2/2020.
- Danh sách các trường Đại học ở Ba Lan
- Chia sẻ kinh nghiệm du học Ba Lan từ cựu du học sinh
- Khám phá đất nước, con người Ba Lan
Những lý do để lựa chọn du học Ba Lan trong các quốc gia khác
-
Du học Ba Lan – chất lượng đào tạo chuẩn châu Âu
Các trường đại học của Ba Lan được xếp hạng vào top 500 các trường đại học có chất lượng tốt nhất trên thế giới, đặc biệt có những trường lâu đời và danh tiếng như Đại học Jagiellonia (thành lập năm 1364, xếp hạng 460 Thế giới), đại học Kozminski (Xếp hạng 15 thế giới về đào tạo Tài chính), Đại học tổng hợp Warsaw (thành lập năm 1816, xếp hạng 500 Thế giới)…;
Ba Lan tham gia Hiệp định Bologen vì vậy 100% bằng cấp theo tiêu chuẩn châu Âu và công nhận trên toàn thế giới; Trong quá trình du học Ba Lan, sinh viên có thể tham gia các chương trình trao đổi và học chuyển tiếp đến các quốc gia khác trong khối EU như Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Tây Ban Nha….;
-
Chi phí học tập phù hợp và cơ hội học bổng
Chi phí du học Ba Lan có thể xếp vào mức rẻ nhất tại châu Âu. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, các du học sinh chỉ phải chi trả dao động quanh từ 70 triệu/năm học tương đương hoặc thậm chí rẻ hơn học phí các trường Đại học dân lập tại Việt Nam.
-
Môi trường an toàn
Ba Lan là một quốc gia trung lập từ kinh tế, chính trị đến quân sự từ năm 1986. Do đó đây là nước xếp thứ 17 an toàn nhất thế giới.
Thêm nữa, sự đồng nhất của văn hóa và tôn giáo là lý do thứ 2 giúp cho cuộc sống của người dân tại quốc gia này không có các xung đột nội bộ lớn và giảm thiểu tối đa các hiểm họa đối với người nước ngoài đến đây.
-
Cơ hội tìm việc và định cư sau khi ra trường cao
Theo Trung tâm phát triển và định hướng nghề nghiệp của Châu Âu (CEDEFOP).
Năm 2025 nhu cầu nhân lực có trình độ cao tại Ba Lan sẽ tăng. Nhưng hiện tại, tình trạng dân số già và di cư của lực lượng lao động Ba Lan trẻ sang các nước khác đang tăng cao (chiếm 35% dân số Ba Lan). Vì vậy, số lượng lao động người Ba Lan sẽ bị giảm từ 1,3% đến 5% tới năm 2025.
Tình trạng thiếu lao động tại Ba Lan mở ra cơ hội lớn cho SV quốc tế trong đó có cả SV Việt Nam với mong muốn làm việc tại Ba Lan và định cư tại Châu Âu sau khi tốt nghiệp Đại Học. Theo thống kê của Bộ lao động và Chính sách xã hội Ba Lan, một số ngành nghề đang thiếu nhân lực bao gồm:
STT | Ngành nghề | Mức lương cơ bản (EURO/THÁNG) |
1 | Công nghệ thông tin | 1300 |
2 | Tài chính, kế toán | 1200 |
3 | Dịch vụ (Nhà hàng, khách sạn) | 1000 |
-
Cơ hội du lịch và trải nghiệm nền văn hóa châu Âu
Là một nước nằm trong khối Schengen (gồm 26 nước thành viên nằm chủ yếu tại Trung và Tây Âu), du học sinh Ba Lan được di chuyển tự do giữa các nước mà không cần xin visa. Đây là một cơ hội cực kì lý tưởng dành cho các bạn du học sinh muốn trải nghiệm, khám phá nền văn hóa lâu đời và những thắng cảnh nổi tiếng của châu Âu. Chỉ trong vòng 2 giờ bay du học sinh Ba Lan là có thể tới các thành phố tráng lệ như Paris, Amsterdam, Madrid, Venice…
Chuẩn bị du học Ba Lan kì nhập học T2/2020
-
Điều kiện du học và hồ sơ tuyển sinh
Điều kiện du học | Hồ sơ tuyển sinh | |
Bậc Cử nhân | + Đã tốt nghiệp THPT
+ Có chứng chỉ tiếng Ba Lan được cung cấp bởi Ủy ban Nhà nước về chứng nhận thành thạo tiếng Ba Lan như một ngoại ngữ hoặc có điểm IELTS ít nhất 6.0 |
+ Đã tốt nghiệp đại học
+ Bảng điểm tổng kết trên 7.0 + Có chứng chỉ tiếng Ba Lan được cung cấp bởi Ủy ban Nhà nước về chứng nhận thành thạo tiếng Ba Lan như một ngoại ngữ hoặc có điểm IELTS ít nhất 7.0 |
Bậc Thạc sĩ/Sau ĐH |
|
|
Ngoài ra, còn có 1 số giấy tờ cần thiết khác. Liên hệ với New Ocean để biết thêm chi tiết |
- Hồ sơ xin Visa du học Ba Lan
- Hộ chiếu
- Bảng điểm, bằng tốt nghiệp cấp cao nhất
- Sơ yếu lý lịch
- Sổ hộ khẩu
- Giấy khai sinh
- CMND của bố, mẹ.
- Chứng chỉ trình độ tiếng Ba Lan hoặc tiếng Anh.
- Văn bản tài chính chi trả trong thời gian du học.
Ngoài ra, học sinh cung cấp đủ một số giấy tờ khác đúng yêu cầu của từng trường. Khi các em nhận được thư mời chính thức hãy nộp hồ sơ để được cấp visa trước nhập học.
-
Học phí và chi phí sinh hoạt khi ở Ba Lan
Trong khi công dân Ba Lan không trả học phí ở các trường đại học công lập, sinh viên quốc tế sẽ bị tính phí do các trường đại học thành lập. Những chi phí ít nhất:
– 2.000 EUR/năm cho Cử nhân, Thạc sĩ, Các khóa học sau đại học thạc sỹ và nghiên cứu chuyên sâu.
– 3.000 EUR cho Tiến sĩ, các khóa học chuyên ngành và nghề nghiệp
Các trường đại học tư thục có mức học phí trung bình là 50.000 EUR/ ăm, tùy thuộc vào mức độ giáo dục và chuyên môn.
Ba Lan là một quốc gia Châu Âu có thể tiếp cận với một nền kinh tế khá ổn định và chi phí sinh hoạt là 300 – 650 EUR / tháng. Bạn có thể điều chỉnh ngân sách của mình tùy thuộc vào thành phố hoặc khu vực bạn muốn du học. Các thành phố lớn hơn như Krakow hay Warsaw cần 450-550 EUR / tháng. Trung bình hàng năm bạn mất khoảng 2000 ~ 5000 EUR/năm cho toàn bộ chi phí sinh hoạt bao gồm nhà ở, đi lại, học tập….